CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG

TRUYỀN THỐNG, BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

I. Những yếu tố chính làm nên các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

 Trên con đường đổi mới, đất nước đang từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, vượt qua lạc hậu, đói nghèo, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp này hết sức vẻ vang nhưng cũng đầy thách thức. Chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu thực hiện xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phúc tạp. Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được Đảng, Nhà nước ta chú trọng và coi đây là một giải pháp kinh tế – xã hội lâu dài góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề nghiệp, tác phong làm việc tiên tiến cho người lao động.

Ra nước ngoài làm việc, người lao động không chỉ có điều kiện mở rộng tầm nhìn, mở rộng giao lưu quốc tế, được hoà nhập và hiểu biết nền văn hoá của các dân tộc khác mà còn là cơ hội để giới thiệu và quảng bá bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Khi sống và làm việc ở nước ngoài, mỗi chúng ta còn có bổn phận thực hiện tốt vai trò ngoại giao nhân dân. Vì vậy phải biết kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc; tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới góp phần làm giàu thêm nền văn hoá Việt Nam.

Là người Việt Nam chúng ta có quyền tự hào với các truyền thống dựng nước và giữ nước đã được hình thành, phát triển qua nhiều thế hệ, đó là:

1. Tinh thần yêu quê hương đất nước:

 Lịch sử dựng nước của dân tộc ta luôn gắn liền với lịch sử giữ nước, nó rèn luyện, hun đúc tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết tạo nên khí phách anh hùng, quật cường của dân tộc Việt Nam, sẵn sàng chịu đựng mọi hy sinh gian khổ bảo vệ độc lập và toàn vẹn chủ quyền quốc gia.

Yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước, trở thành tình cảm thiêng liêng trong mỗi người dân Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước giữ vị trí chuẩn mực cao nhất của đạo lý và đứng đầu trong bậc thang giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam, là động lực nội sinh to lớn của cộng đồng dân tộc Việt Nam tạo nên sức mạnh vô địch trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và trong công cuộc xây dựng đất nước.

Hòa nhập vào thế giới để tiến lên mà không hòa tan, không đánh mất bản sắc dân tộc là một cuộc đấu tranh đầy gian nan, thử thách. Chỉ có yêu nước mới xây 2 dựng và bảo vệ đất nước, đem lại hạnh phúc cho nhân dân và vinh quang cho dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước là tình cảm chung thiết tha của toàn dân Việt Nam, cả những người Việt Nam đang sống và làm việc ở nước ngoài; là sức mạnh tiềm tàng, thường trực trong lòng mỗi người dân Việt Nam; là nguồn lực không bao giờ cạn vì có cơ sở vững bền, lâu đời trong lịch sử đất nước và phù hợp với tính cách, nguyện vọng và là trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam.

Truyền thống yêu nước của dân tộc ta rất phong phú và sâu sắc, nó thể hiện ở tình yêu quê hương xứ sở, nơi sinh ra, lớn lên của mỗi người, đó là xóm, làng, là cộng đồng làng, xã …là sự gắn bó giữa những thành viên của dân tộc, là tình cảm gắn liền với thiên nhiên, với con người ở quê hương. Đất nước Việt Nam có đặc điểm địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên nhiều thuận lợi, song không ít khó khăn. Trong quá trình khai phá mảnh đất này cha ông ta đã phải đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên. Từng tấc đất đều thấm đượm mồ hôi, nước mắt và xương máu của bao thế hệ, vì thế, mọi người Việt Nam đều nặng tình, nặng nghĩa với quê hương.

Tình yêu nước còn thể hiện ở lòng tự hào, tự tôn dân tộc, dường như trong mỗi người Việt Nam đều tiềm ẩn lòng tự hào, tự tôn, tự cường dân tộc, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, cần cù sáng tạo… chúng ta tự hào về pho sử vàng 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, không khuất phục ách ngoại xâm; tự hào về lòng yêu nước thương nòi; Tự hào về hành động xả thân vì dân, vì nước của cha ông ta, của các anh hùng dân tộc; tự hào về nền văn hóa Việt Nam; tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta, danh nhân văn hóa thế giới, Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.

2. Truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái:

        Tình yêu nước gắn chặt với lòng nhân ái: thương nước, thương nhà, thương người và thương mình. Cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau luôn là nét đẹp truyền thống trong đời sống của nhân dân ta, giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân là bản chất tốt đẹp của người Việt Nam ta, được thể hiện qua những câu ca dao lưu truyền từ đời này sang đời khác:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

 Hay:  Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Đây là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta, đó là tình nghĩa ruột thịt, đồng bào. Tất cả người dân Việt Nam đều là con một nhà, cùng chung một cha mẹ, coi nước như cái nôi cái bọc chung, tình cốt nhục, nghĩa đồng bào coi nhau như ruột thịt là cơ sở chính để tồn tại, phát triển để bảo vệ nòi giống và danh dự 3 của mình, chính nhờ đó mà chúng ta có sức mạnh để chiến thắng mọi kẻ thù, chung tay xây dựng đất nước ta ngày càng to đẹp, đàng hoàng hơn.

Ra nước ngoài làm việc, người lao động luôn hướng về Tổ Quốc, có trách nhiệm với quê hương đất nước, với cộng đồng, cùng vui với những niềm vui của Đất nước, cùng san sẻ với những nỗi đau, mất mát của những người dân kém may mắn hay do thiên tai gây ra. Sống nhân nghĩa, thuỷ chung, vị tha, kính trên nhường dưới, thân thiện với bạn bè đồng nghiệp, sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống và trong công việc là nét đặc trưng của người dân Việt, của cộng đồng người Việt trên toàn thế giới.

  3. Phẩm chất cao quý trong lao động sản xuất:

 Gắn với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, dân tộc Việt từ bao đời đã gắn chặt công việc lao động, sản xuất với thiên nhiên. Trong quá trình lao động, người dân luôn phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thiên nhiên và không có cách nào khác là phải tìm ra biện pháp để chinh phục và chế ngự nó. Hình ảnh người nông dân một nắng, hai sương, cần cù, sáng tạo trong chinh phục thiên nhiên để làm ra hạt thóc "vàng" luôn là hình ảnh đậm nét về đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động. Phẩm chất quý báu đó đã được kế thừa và phát huy qua nhiều thế hệ và đã trở thành một trong những nét truyền thống của dân tộc. Người lao động khi ra nước ngoài làm việc một cách chuyên cần, sáng tạo sẽ chính là tạo cho mình có cơ hội để tăng thu nhập, làm giàu cho bản thân, gia đình và quê hương đất nước mình và cao hơn nữa là góp phần vào giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc.

 4. Truyền thống hiếu học và phẩm chất tốt đẹp trong học tập:

 Thể hiện sự ham học hỏi những cái mới, cái tốt trong cuộc sống và trong lao động, tiếp thu được những công nghệ mới, những kinh nghiệm tiên tiến để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài phát huy tính tích cực trong lao động, trong học tập nâng cao trình độ nghề nghiệp, tác phong làm việc tiên tiến và trình độ ngoại ngữ để nâng cao hiệu quả công việc và góp phần xây dựng đât nước sau này.

5.  Dân tộc Việt Nam là một dân tộc trọng tình trọng nghĩa.

           6.  Người Việt sống lạc quan, yêu cái đẹp, cái tốt, tôn trọng cuộc sống gia đình.

 

II. Bản sắc văn hoá của dân tộc:

 Bản sắc văn hoá dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, nó thể hiện linh hồn, đạo đức, lối sống của người Việt.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc vừa mang đặc điểm chung của bản sắc văn hóa Việt Nam, vừa có vốn văn hóa riêng, mang một bản sắc riêng, tạo nên tính đa dạng và phong phú, các nền văn hóa giao lưu với nhau, bổ sung cho nhau.

Trong quá trình phát triển, văn hoá Việt Nam đã hội nhập tiếp thu tinh hoa văn hoá và những giá trị ưu tú của các dân tộc khác trên toàn thế giới, sàng lọc những gì không phù hợp, làm giàu cho nền văn hoá của dân tộc ta.

 Bản sắc văn hoá dân tộc là những vấn đề nòng cốt nhất, nền tảng nhất để làm nên những nét riêng của cộng đồng dân tộc này so với cộng đồng dân tộc khác. Nó có tính ổn định vì phải trải qua quá trình đúc kết, tích lũy, sàng lọc lâu dài.

 Đặc trưng đầu tiên của Bản sắc văn hóa dân tộc cũng là lòng yêu nước nồng nàn, thể hiện tâm thức con người Việt Nam qua lẽ sống, ý chí độc lập tự cường… Bộc lộ được tính cách con người Việt Nam qua cách sống tương thân tương ái. tính cần cù sáng tạo trong lao động, yêu nghệ thuật, giản dị, tế nhị trong ứng xử.

  • Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc thể hiện ở những việc sau đây:
  • Thường xuyên bồi dưỡng tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu;
  • Có tinh thần tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung;
  • Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa; ngăn chặn đẩy lùi những tiêu cực, tệ nạn xã hội, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống;
  • Phải tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng; đảm bảo an toàn giao thông; đẩy mạnh việc bảo tồn phát huy các truyền thống văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường tự nhiên sạch đẹp;
  • Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết, trình độ văn hóa, trình độ thẩm mỹ và thể lực;
  • Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích bản thân, gia đình, tập thể và xã hội;
  • Thường xuyên tu dưỡng và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam; quan hệ giữa người với người phải thân ái, giữa cấp trên và cấp dưới phải tôn trọng và đoàn kết; xây dựng gia đình hạnh phúc, no ấm.

 

III. Trách nhiệm của người lao động Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc:

            Người lao động Việt Nam sống và làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 5 những sứ giả giới thiệu và quảng bá nền văn hoá của dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác, đồng thời, tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới để làm giàu cho nền văn hoá của dân tộc Việt Nam. Dù sống ở đâu và làm bất cứ công việc nào, chúng ta cũng phải nhận thức sâu sắc được vinh dự và trách nhiệm này để luôn phấn đấu hoàn thiện mình, trau dồi bản lĩnh tự tin, tự trọng để góp phần tôn vinh dân tộc Việt Nam, kiên quyết tránh những việc xấu làm tổn hại đến danh dự, đến hình ảnh của đất nước và dân tộc ta.

Là người làm công ăn lương được pháp luật nước sở tại bảo hộ, mỗi chúng ta phải tuân thủ Pháp luật nước sở tại, chấp hành nội quy, kỷ luật lao động, tuân thủ quy định của người sử dụng lao động;

Có ý thức học hỏi nâng cao trình độ tay nghề, ngoại ngữ, rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp hiện đại, tiên tiến; tác phong sinh hoạt văn minh, lịch sự; phấn đấu để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân;

Ứng xử đúng mực với chủ doanh nghiệp, đồng nghiệp, đồng hương và người dân nước sở tại.

Cảnh giác với những thủ đoạn khác nhau của các thế lực thù địch làm mê muội con người bằng các loại văn hóa phẩm độc hại, với những luận điệu mị dân, lừa bịp, thúc đẩy lối sống hưởng lạc, thực dụng, quên quá khứ, bàng quan với chính trị, xa rời lý tưởng, dễ bị cám dỗ không phân biệt thật giả, đúng sai, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kích động gây áp lực kinh tế, chính trị đối với đất nước.


 

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN LIÊN QUAN VỀ 

LUẬT LAO ĐỘNG, HÌNH SỰ, DÂN SỰ, HÀNH CHÍNH

CỦA VIỆT NAM

 

1. Hoạt động đưa người lao động Việt đi làm việc ở nước ngoài, lợi ích của hoạt động này đối với bản thân, gia đình người lao động và đối với xã hội:

  • Trang bị những hiểu biết cần thiết về pháp luật Việt nam, Pháp luật cũng như phong tục tập quán, nếp sống, sinh hoạt và làm việc của nước tiếp nhận lao động để người lao động nhanh chóng thích nghi với điều kiện sống và làm việc ở nước ngoài.
  • Người lao động được rèn luyện thói quen và xây dựng nếp sống, hành vi ứng xử theo pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật lao động và tác phong công nghiệp; góp phần nâng cao chất lượng và uy tín của người lao động Việt trên thị trường lao động quốc tế.

2. Pháp luật của Việt Nam: những quy định liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Bộ Luật Lao động; Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn; Bộ Luật Hình sự; các quy định về xuất nhập cảnh; (Theo luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Quốc hội khoá 14 Luật số 69/2020 QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020).

  • Việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chỉ được tiến hành sau khi có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam được phép đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động mà người đó chịu sự điều hành của tổ chức, cá nhân nước ngoài, thì phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động nước sở tại; nếu theo các quy định của pháp luật lao động nước sở tại và hiệp định đó.
  • Đối với người lao động là công dân Việt Nam được phép đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nhận thầu, khoán công trình do doanh nghiệp Việt Nam điều hành và trả lương, thì áp dụng các quy định của Bộ Luật này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

         a. Trích Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

Điều 6: Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

- Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề.

- Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động.

- Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế.

- Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần….

- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động.

- Hoàn thành khóa học định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

- Giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.

- Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng

- Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động.

- Đóng góp và Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước…

Điều 7: Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo, cung cấp thông tin gian dối hoặc dung thủ đoạn khác để lừa đảo người lao động…

- Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài.

- Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép; sử dụng giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người sử dụng giấy phép của doanh nghiệp để hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Thu tiền môi giới của người lao động

- Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của Luật này…

- Tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề.

Điều 21: Hợp đồng đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài:

- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dich vụ với người lao động về quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải thỏa thuận rõ quyền, nghĩa vụ của mỗi bên và phù hợp với nội dung của hợp đồng cung ứng lao động; ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí khác của người lao động (nếu có).

- Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 23: Tiền dịch vụ:

- Tiền dịch vụ là khoản thu của doanh nghiệp dịch vụ nhận được từ bên nước ngoài tiếp nhận lao động và người lao động đê bù đắp chi phí, tìm kiếm thị trường, đàm phán, ký kết hợp đồng cung ứng lao động, quản lý lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.

- Tiền dich vụ mà doanh nghiệp thu từ người lao động phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

+ Theo thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ.

+ Không vượt quá mức trần quy định

+ Chi được thu sau khi hợp đồng cung ứng lao động đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được ký kết.

+ Trong trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động đã trả tiền dịch vụ thì chỉ được thu từ người lao động số tiền còn thiếu so với mức tiền dịch vụ đã thỏa thuận.

….

Điều 25: Tiền ký quỹ của người lao động:

- Doanh nghiệp dịch vụ thỏa thuận với người lao động về việc ký quỹ để bảo đảm người lao động thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo thỏa thuận với bên nước ngoài tiếp nhận lao động.

- Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dich vụ về việc gửi tiền ký quỹ vào tài khoản phong tỏa của người lao động tại ngân hàng.

- Người lao động được nhận cả gốc và lãi tiền ký quỹ khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp người lao động vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra; nếu tiền ký quỹ còn thừa thì phải trả lại cho người lao động, nếu không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung.

- Trường hợp có tranh chấp phát sinh về doang nghiệp dịch vụ không trả tiền ký quỹ, người lao động có quyền kiến nghị đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Điều 65: Giáo dục định hướng:

Nội dung bồi dưỡng kiến thức bao gồm:

  • Truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc.
  • Kiến thức cơ bản về pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động.
  • Nội dung cơ bản của các loại hợp đồng liên quan đến việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Kỹ năng chi tiêu, tiết kiệm, gửi tiền về nước trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
  • Về pháp luật lao động, hình sự, dân sự, hành chính của Việt Nam và của nước tiếp nhận người lao động.
  • Nội dung hợp đồng ký giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài với người lao động.
  • Kỷ luật lao động, an toàn và vệ sinh lao động.
  • Phong tục tập quán, văn hoá của nước tiếp nhận người lao động.
  • Cách ứng xử trong lao động và đời sống.
  • Sử dụng các phương tiện giao thông đi lại, mua bán, sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt đời sống hàng ngày.
  • Kiến thức cơ bản về cưỡng bức lao động, phòng, chống buôn bán người, bình đẳng giới, lạm dụng tình dục, bạo lực giới và các kỹ năng phòng ngừa.
  • Nội dung cơ bản về bảo hộ công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và những vấn đề cần phòng ngừa trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
  • Định hướng về việc tiếp cận cơ hội việc làm sau khi về nước.
  • Thông tin về các địa chỉ và đường dây nóng hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

         b- Trích Bộ luật hình sự:

Điều 108: Tội phản bội Tổ quốc:

  • Công dân Việt Nam nào cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
  • Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
  • Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Điều 110: Tội gián điệp:

- Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện các hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo phá hoại;
  • Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho người nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

-  Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.

-  Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

-  Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này.

Điều 113: Tội khủng bố như sau:

- Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm tù chung thân hoặc tử hình.

-  Phạm tội trong trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 10 đến 15 năm :

  • Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố
  • Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
  • Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác.
  • Xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ của cán bộ, công chức hoặc người khác.

-  Phạm tội trong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10năm.

-  Khủng bố cá nhân, tổ chức người nước hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hoà XHCN Việt nam thì cũng bị xử phạt theo Điều này.

- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 121: Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân:

- Người nào trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm.

- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.