CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT 

VIỆT NAM - NHẬT BẢN

I - Mục tiêu:

1- Trang bị những hiểu biết cần thiết về pháp luật Việt nam, pháp luật các nước cũng như phong tục, tập quán, nếp sống, sinh hoạt và làm việc của nước tiếp nhận lao động để người lao động nhanh chóng thích nghi với điều kiện sống và làm việc ở nước ngoài.

2- Người lao động được rèn luyện thói quen và xây dựng nếp sống, hành vi ứng xử theo pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp; góp phần nâng cao chất lượng và uy tín của người lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.

II- Tài liệu giảng dạy:

- Bồi dưỡng giáo dục định hướng dùng cho người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài (do Cục Quản lý lao động ngoài nước biên soạn).

- Bản sắc văn hóa Việt Nam và các quy định chung đối với người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài (do Cục Quản lý lao động ngoài nước biên soạn).

- Những giáo dục định hướng dùng cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài (do Công ty biên soạn).

- Nội dung hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hợp đồng lao động.

 III- Nội dung tổng quát và phân phối thời gian (Dùng chung cho các nước)

Tổng số 74 tiết (trong đó có 20 tiết thực hành)

Số TT

Nội dung

Lý thuyết

Thực hành

Tổng số tiết

1

Truyền thống, bản sắc văn hoá cuả dân tộc

2

 

2

2

Kiến thức cơ bản về pháp luật Việt Nam và Nhật Bản.

7

0

7

3

Nội dung cơ bản của các loại hợp đồng liên quan đến việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hợp đồng lao động.

6

0

6

4

Kỹ năng chi tiêu, tiết kiệm, gửi tiền về nước trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

3

1

4

5

Kỷ luật lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động

6

6

12

6

Phong tục tập quán, văn hoá cuả nước tiếp nhận người lao động

3

0

3

7

Cách thức ứng xử trong lao động và đời sống

6

4

10

8

Sử dụng các phương tiện giao thông đi lại, mua bán, sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt đời sống hàng ngày

4

4

8

9

Kiến thức cơ bản về cưỡng bức lao động, phòng chống buôn bán người, bình đẳng giới, lạm dụng tình dục, bạo lực giới và các kỹ năng phòng ngừa.

5

3

8

10

Nội dung cơ bản về bảo hộ công dân, bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng và những vấn đề cần phòng ngừa trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

4

2

6

11

Định hướng về việc tiếp cận cơ hội việc làm sau khi về nước.

2

0

2

12

Thông tin về các địa chỉ và đường dây nóng hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

1

0

1

13

Ôn tập và kiểm tra cuối khoá

5

 

5

 

Tổng số

54

20

74

 

IV- Nội dung chi tiết khóa học:

1- Truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc:

- Nhiệm vụ giữ gìn, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc khi sống và làm việc ở nước ngoài;

- Trách nhiệm công dân của người lao động khi ra làm việc ở nước ngoài.

- Hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài, lợi ích của hoạt động này đối với bản thân, gia đình người lao động và đối với xã hội.

- Giới thiệu về lịch sử thành lập, quá trình hoạt động và phát triển của công ty IMSD.

2- Kiến thức cơ bản về pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động:

- Pháp luật của Việt Nam: những quy định liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Bộ Luật Lao động; Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn; quy định về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt, đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; các quy định về xuất nhập cảnh; quy định của luật Dân sự buộc Bộ Luật Dân sự và các văn bản về quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Luật của nước tiếp nhận lao động: các quy định về nhập cư; xuất nhập cảnh liên quan đến lao động nước ngoài; điều kiện làm việc; các chế độ bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn …); các chế độ khám bệnh, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe sinh sản; các chế độ bồi thường cho lao động nước ngoài; các hành vi vi phmaj pháp luật và xử phạt; quy định về an toàn giao thông.

- Nghĩa vụ chấp hành, tuân thủ pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận lao động của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

3- Nội dung cơ bản của các loại hợp đồng liên quan đến việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hợp đồng lao động.

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký với người lao động); hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài (doanh nghiệp Việt Nam ký với người lao động về việc đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài);

- Hợp đồng lao động (người sử dụng lao động ký với người lao động);

- Hợp đồng ký quỹ, hợp đồng bảo hiểm;

- Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

- Thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng:

+ Thông tin đấy đủ về công ty: Tên giao dịch, địa chỉ, tên người đại diện, giấy phép đăng ký kinh doanh, MST, số tài khoản, số điện thoại Công ty IMS.

+ Thông tin công ty tiếp nhận lao động: Tên giao dịch, địa chỉ, tên người đại diện, giấy phép đăng ký kinh doanh, MST, số tài khoản, số điện thoại.

+ Thông tin cá nhân đầy đủ của người lao động: Họ tên, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân, địa chỉ báo tin  khi cần thiết.

- Điều 1: Các quy định cụ thể trong hợp đồng:

Tên công ty sử dụng lao động và địa điểm làm việc; ngành nghề, công việc đảm nhận; điều kiện làm việc, sinh hoạt và chế độ đối với người lao động:

+ Thời hạn hợp đồng

+ Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

+ Tiền lương, các chế độ khác và tiền thưởng (nếu có)

+ Hình thức trả lương

+ Tiền làm thêm giờ

+ An toàn, vệ sinh và bảo hộ lao động

+ Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt

+ Chế độ khám chữa bệnh

+ Chế độ bảo hiểm

+ Các quy định về phí giao thông từ Việt Nam đến nước tiếp nhận lao động và ngược lại.

- Điều 2: Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động:

+ Tham gia đầy đủ các khóa đào tạo trước khi xuất cảnh bao gồm học tiếng, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và học nghề (nếu có).

+ Đóng các khoản chi phí: Tiền dịch vụ (nếu có); tiền môi giới (nếu có); các chi phí khác (tiền làm hộ chiếu, vé máy bay, tiền khám sức khỏe, quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước..)

+ Ký kết và thực hiện hợp đồng với người sử dụng lao động

+ Thực hiện thời gian thử việc (nếu có)

+ Thực hiện thời gian làm việc và nghỉ ngơi theo luật của nước tiếp nhận lao động.

+ Tiền lương, làm thêm giờ và các khoản khấu trừ (nếu có) theo đúng hợp đồng với công ty tiếp nhận lao động.

+ Điều kiện ăn, ở sinh hoạt theo hợp đồng công ty tiếp nhận lao động.

+ Bảo hiểm theo quy định công ty tiếp nhận lao động.

+ Trang thiết bị bảo hộ lao động theo quy định công ty tiếp nhận lao động.

+ Phí giao thông theo quy định cụ thể của từng hợp đồng tiếp nhận.

+ Trường hợp ốm đau, thương tật, tử vong theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động và được nhận hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

+ Thực hiện thanh lý hợp đồng theo đúng thời gian quy định nếu không doanh nghiệp sẽ đơn phương thanh lý theo quy định của pháp luật.

-Điều 3: Quyền lợi và nghĩa vụ của công ty IMSD:

+ Thu các khoản phí theo quy định

+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động theo đúng quy định về thời lượng; đào tạo ngoại ngữ và tay nghề (nếu có) cho người lao động.

+ Làm các thủ tục xuất nhập cảnh hợp pháp và đúng mục đích cho người lao động.

+ Đảm bảo người lao động được ký kết hợp đồng với người sử dụng lao động.

+ Hướng dẫn và tổ chức cho người lao động xuất nhập cảnh, đến nơi làm việc và trở về đúng theo hợp đồng đã ký.

+ Phối hợp với bên tiếp nhận lao động hỗ trợ người lao động gửi tiền về Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật.

+ Hỗ trợ người lao động về các thủ tục để được hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm theo quy định

+ Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh về những thiệt hại do bên đưa đi gây ra theo đúng quy định của pháp luật.

+ Yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh bồi thường thiệt hai do người lao động gây ra theo mực độ thực tế được quy định theo pháp luật.

+ Đơn phương thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật.

- Điều 4: Thời gian xuất cảnh:

Công ty cam kết đưa người đi lao động ở nước ngoài trong thời gian cụ thể nếu trong thời hạn cam kết mà người lao động tự bỏ không xuất cảnh nữa thì sẽ tự chịu mọi chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, làm visa nhập cảnh… Trong trường hợp không xuất cảnh được do lỗi công ty IMSD thì công ty IMSD sẽ phải hoàn trả các khoản phí mà người lao động đã nộp.

-Điều 5: Điều khoản bồi thường hợp đồng:

Căn cứ vào tình hình thực tế để xác định lỗi của từng bên đưa ra kết luận bồi thường.

-Điều 6:Thanh lý hợp đồng:

+ Trong vòng 1 tháng kể từ ngày về nước, người lao động phải đến công ty thanh lý hợp đồng, nếu quá hạn bên công ty IMSD sẽ tự giải quyết theo quy định của pháp luật

+ Đơn phương thanh lý hợp đồng đối với người lao động vi phạm, công ty sẽ thông báo 3 lần bằng văn bản trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.

-Điều 7: Giải quyết tranh chấp:

Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật.

 

4- Kỹ năng chi tiêu, tiết kiệm, gửi tiền về nước trong thời gian làm việc ở nước ngoài:

- Lập kế hoạch chi tiêu ở nước ngoài, xác định nhu cầu và mong muốn trong chi tiêu, quỹ rủi ro.

- Lập kế hoạch sử dụng tiền tiết kiệm: đầu tư vào giáo dục, trả nợ, xay nhà, kinh doanh,…

- Các kênh gửi tiền về nước an toàn, dịch vụ chuyển tiền chính thống và không chính thống, ưu điểm và nhược điểm.

5- Kỷ luật lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động:

a. Nội quy lao động tại nơi làm việc:

- Luôn sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động trong làm việc

- Tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong lao động sản xuất

- Thực hiện nề nếp sinh hoạt gọn gàng

- Tuân thủ trình tự làm việc và tín hiệu an toàn

- Xác định khả năng cơ cấu an toàn của máy móc, thiết bị

- Không được vào khu vực cấm

- Đảm bảo an toàn về điện

- Đảm bảo an toàn đối với các chất nguy hiểm dễ cháy, nổ…

- Phòng chống bệnh nghề nghiệp

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân.

b. Hướng dẫn các quy định, nội quy về an toàn lao động và vệ sinh lao động:

- Luôn có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của nơi làm việc

- Đi làm đúng giờ, đúng vị trí được phân công

- Hoàn thành công việc theo yêu cầu định mức, phục tùng các mệnh lệnh chỉ đạo của cấp trên, không được rời bỏ vị trí làm việc.

- Thực hiện làm them giờ theo yêu cầu của công ty sản xuất

- Khi vận hành máy cần thành thạo thao tác tắt bật, phải hết sức cần thận khi xử lý các vấn đề về điện.

- Tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy.

- Dùng xong các dụng cụ cần vệ sinh sạch sẽ và sắp đặt gọn gàng đúng nơi quy định

- Khi làm việc cần mang đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động: Quần áo, giầy, mũ, găng tay, kính và dây an toàn nếu làm việc trên cao.

- Luôn đề cao cảnh giác, chú ý phòng chống các tai nạn cho mình và cho đồng nghiệp

- Không đứng, dựa hay ngồi trên các máy móc

- Thường xuyên giữ cho nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ

- Nghiêm cấm các thói quen: Đi lại tự do, nói chuyện, ăn quà vặt, sử dụng điện thoại…

- Trên công trường cần chú ý tới các biển báo, tín hiệu cảnh báo nguy hiểm...

c.  Trang thiết bị bảo hộ cá nhân và cách sử dụng: Mũ, đai, quần áo, găng tay, kính an toàn sử dụng trong quá trình làm việc.

d. Các dạng tai nạn lao động tại nơi làm việc; các loại bệnh nghề nghiệp và cách phòng ngừa:

- Đề phòng tai nạn về điện: Không để tay dính nước, chất lỏng, vật dụng kim loại…các đồ vật dễ cháy như xăng, ga, dầu…

- Tai nạn chảy máu: Tránh các vật sắc nhọn

- Tai nạn gẫy xương: Đeo đai an toàn khi làm việc trên cao

- Tai nạn hô hấp, nhiễm độc hóa chất: Sử dụng khẩu trang và các thiết bị bảo hộ khi làm việc tại môi trường độc hại.

- Tai nạn say nóng, say nắng, đuối nước…: Sử dụng các phương tiện bảo hộ khi làm việc tránh nắng, nóng và áo phao khi làm việc ở môi trường nước…

e. Những vi phạm nội quy, kỷ luật, an toàn, vệ sinh lao động mà người lao động Việt Nam hay mắc phải và cách phòng tránh:

- Vi phạm thường gặp: Giờ giấc làm việc, không chịu sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động, nói chuyện trong giờ làm việc,ăn quà vặt…

- Cần thực hiện nghiêm túc các nội quy an toàn lao động và các biện pháp đề phòng để tránh các tai nạn lao động khi làm việc…

6- Phong tục tập quán, văn hoá của nước tiếp nhận người lao động:

- Giới thiệu về đất nước, con người, vị trí địa lý tự nhiên, dân số, danh lam thắng cảnh;

- Tôn giáo, phong tục tập quán đặc trưng;

- Văn hoá, nghệ thuật truyền thống, nếp sống, thói quen sinh hoạt của người bản địa, kinh nghiệm giao tiếp;

-  Những chuẩn mực đạo đức;

- Văn hoá ứng xử xã hội;

- Những điểm cần lưu ý về tôn giáo, phong tục tập quán, văn hoá của nước tiếp nhận lao động.

7- Cách thức ứng xử trong lao động và đời sống:

- Trong lao động:

+ Cách ứng xử và trình tự giải quyết những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động với chủ sử dụng lao động; với đại diện công ty môi giới, đại diện doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài  hoặc người được doanh nghiệp uỷ quyền;

+ Cách ứng xử với người lao động cùng làm việc trong nhà máy (người lao động Việt Nam, người lao động các nước khác và nước sở tại).

- Trong đời sống:

+ Chấp hành những nội quy, quy định tại nơi công cộng, nơi ở;

+ Các hành vi xâm hại trật tự xã hội bị nghiêm cấm: tệ nạn cờ bạc, uống rượu, đánh nhau, chửi nhau, tàng trữ và phân tán các ấn phẩm đồi trụy;

+ Cách ứng xử và trình tự giải quyết những vấn đề phát sinh khi các điều kiện ăn ở và sinh hoạt của người lao động không được đảm bảo;

+ Những điều cấm kỵ: nấu rượu, bắt và giết động vật như chó, mèo, chim.

+ Những sai phạm trong ứng xử mà người lao động Việt Nam hay mắc phải và cách khắc phục. 

8- Sử dụng các phương tiện giao thông đi lại, mua bán, dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt đời sống hàng ngày:

-  Hướng dẫn các thủ tục xuất cảnh tại Việt Nam và nhập cảnh tại nước đến lao động;

-  Hướng dẫn chuẩn bị tư trang, hành lý mang theo;

-  Hướng dẫn sử dụng các phương tiện giao thông, như: máy bay, tàu hoả, xe buýt, taxi, tàu điện ngầm;

-  Những việc cần biết và thực hiện ngay khi đến doanh nghiệp (nhận nơi ở, các trang thiết bị được cung cấp tại nơi ở; cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt hàng ngày như bếp ga, lò vi sóng, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, máy hút bụi, điện thoại);

- Sử dụng tiền bản địa trong giao dịch hàng ngày và dịch vụ chuyển tiền về nước; hệ thống thương mại của nước sở tại và cách mua bán tại các siêu thị, chợ;

- Những tồn tại của người lao động Việt Nam trong lĩnh vực này và cách khắc phục.

9- Kiến thức cơ bản về cưỡng bức lao động, phòng chống buôn bán người, bình đẳng giới, lạm dụng tình dục, bạo lực giới và các kỹ năng phòng ngừa:

- Khái niệm về cưỡng bức lao động, buôn bán người và các kỹ năng phòng ngừa.

- Khái niệm bình đẳng giới, bạo lực giưới và các kỹ năng phòng ngừa; vấn đề bình đẳng giới tại nước tiếp nhận lao động.

- Lạm dụng tình dục, quấy rối tình dục và cách phòng chống.

- Kỹ năng ứng phó trong các trường hợp bị cưỡng bức lao động, buôn bán người, phân biệt đối xử về giới, lạm dụng tình dục, bạo lực giới.

- Kỹ năng phòng, chống và cách ứng phó bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài.

10- Nội dung cơ bản về bảo hộ công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và những vấn đề cần phòng ngừa trong thời gian làm việc ở nước ngoài:

- Khái niệm và nội dung bảo hộ công dân, cơ quan chịu trách nhiệm bảo hộ công dân ở trong nước và nước ngoài.

- Cách phòng tránh các thảm họa thiên tai, như: Bão lụt, động đất, sóng thần.

- Phòng tránh ma túy, mại dâm, HIV, các bệnh truyền nhiễm.

- Những thủ đoạn lừa đảo, trộm cướp,bạo lực, lôi kéo bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm ăn phi pháp và những việc cần làm khi có vụ việc xảy ra.

11- Định hướng về việc tiếp cận cơ hội việc làm sau khi về nước:

- Trau dồi kỹ năng và ngoại ngữ trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

- Kết nối với các sàn giao dịch việc làm trong nước, trung tâm giới thiệu việc làm ở địa phương, học thêm các kỹ năng.

12- Thông tin về các địa chỉ và đường dây nóng hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn trong thời gian làm việc ở nước ngoài:

Cung cấp và hướng dẫn về số điện thoại, địa chỉ cần liên hệ của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đại diện quản lý của doanh nghiệp, cảnh sát, cứu hỏa, đường dây nóng của các cơ quan chức năng có liên quan cỉa nước tiếp nhận lao động, tổng đài điện thoại hỗ trợ công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, số điện thoại phản ánh thong tin về Cục Quản lý lao động ngoài nước, kenh giải quyết khiếu nại, tố cáo …để người lao động có thể sử dụng khi cần thiết.

13- Ôn tập và kiểm tra cuối khóa

14- Các nội dung khác: Đối với thị trường, ngành, nghề, công việc có thỏa thuận giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận lao động ngoài quy định về nội dung, chương trình và thời lượng giáo dục định hướng nếu trên, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện theo thỏa thuận.